1)      LỊCH SỬ KHAI SÁNG

2)      Ý NGHĨA (THIẾU LÂM THẤT SƠN VÕ ĐẠO CỖ TRUYỀN)

1)      LỊCH SỬ: Môn Thiếu Lâm Thất Sơn Võ Đạo Cỗ Truyền (Thất Sơn Đạo Nhân) sáng lập khoảng vào năm 1870.

A)     THÂN THẾ – Tổ Sư Thất Sơn Đạo Nhân tên thật là Nguyễn Đa, sinh năm 1825, quê làng Phù Cát, Huyện Bình Khuê, Tỉnh Quy Nhơn, nay Thuột Bình Định.  Ngài thi đỗ chức Võ Cử Nhân, thời Thiệu Trị Thứ 5, 1845, ngài không chỉ là một võ quan, mà còn là một chiến sĩ yêu nước, một đạo sư thành chánh quả.

B)      QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH – Sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước với pháp năm 1862, khiến 6 tỉnh miền tây nam kỳ mất vào tay quân Pháp, Thất Sơn Đạo Nhân liền vào nam gia nhập vào những lực lượng chống thực dân Pháp, ở miền Nam nước Việt.  Tình hình lúc bấy giờ quân đội Pháp với vũ khí hùng hậu tàu chiến vũ khí tối tân, nghĩa quân chống Pháp thì chỉ có võ nghệ giáo mác, cung tên.  Sau những năm tháng chiến đấu oanh liệt của các vị anh hùng dân tộc, như Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, v.v., thất bại, Thất Sơn Đạo Nhân cùng một số nghĩa quân rút về vùng Thất Sơn Châu Đốc, dựa vào thế hiễm trợ của núi non hùng vĩ tránh sự càn quét của quân Pháp.  Tại nơi đây ngài đã dạy cho nghĩa quân võ nghệ và cũng cố lực lượng tiếp tục chiến đấu.

Trong thời gian này, Quản Cơ Trần Văn Thành là đệ tử Đức Phật Thầy Tây An chiêu bình đánh Pháp, Thất Sơn Đạo Nhân liền dẫn hết môn nhơn đệ tử sẳn sàng tham gia, và được quản cơ Trần Văn Thành giao nhiệm vụ huấn luyện toàn thể nghĩa quân.

Quản Cơ Trần Văn Thành, ông là thủ lỉnh cuộc khởi nghĩa (Bảy Thưa, Láng Linh) có công đánh đuổi giặc miên ở biên giới thuộc Tri Tôn, và được phong chức chánh quản cơ vào thời Thiệu Trị.

Đến tháng 3, năm 1873, quân Pháp đem toàn lực lượng với quy mô lớn (Bảy Thưa, Láng Linh) thất thủ sau 5 ngày chiến đấu oanh liệt, phần vì bên nghĩa quân võ khí thô sơ với võ nghệ gươm và giáo mác, không thể đương đầu với vũ khí hiện đại của quân Pháp tàu chiến súng đồng, v.v. và đức quản cơ Trần Văn Thành cũng đã hy sinh.

Lúc bấy giờ, Thất Sơn Đạo Nhân lại một lần nữa dẫn những tàn binh còn sót lại tiếp tục rút về vùng Thất Sơn lập căn cứ trui rèn võ nghệ chờ cơ hội, sau đó nhiều lần tổ chức đánh đồn Pháp, điễn hình là đồn (cây mai) v.v.v, nhưng đều bị thất bại trước thế giặc càng ngày càng hung bạo.

Một hôm, quân Pháp đem quân đội hùng mạnh bao vây toàn vùng, biết rằng không thể nào đối đầu chống trã với quân Pháp và không nỡ để nghĩa quân, đệ tử và dân chúng hy sinh oan uổng, nên ngài khuyên tất cả bỏ võ khí xuống, giả dạng thường dân, còn ngài thì vượt qua giang thành rồi lên Núi Tà Lơn bên miên, tại đây ngài lo tu hành và đắc qủa tiên…

(…hắc y đỗi lại cà sa
cải tên đặt lại hiệu là Ngọc Thanh…)

ở núi Tà Lơn, ngài cũng đã thâu nhận nhiều đệ tử, và thỉnh thoảng ngài lại trở về vùng 7 núi Thất Sơn thăm lại đệ tử cũ.  Ngài thường dặn bảo tín đồ rán lo trao luyện võ nghệ và tu hành, chưa có lệnh của ta không ai được động binh gì cả. Các để tử và người dân ở vùng 7 núi nhìn thấy Thất Sơn Đạo Nhân cởi hổ vượt rừng trên dãy Thất Sơn hùng vĩ.

Thất Sơn Đạo Nhân đã huấn luyện võ đạo cho rất nhiều đệ tử và nghĩa quân vào thời điễm 1870 khi gia nhập lực lượng chống pháp với chánh quản cơ Trần Văn Thành.  Lúc bấy giờ trong giai đoạn chiến đấu nên nặng về đòn thế chiến đấu và nhẹ về phương diện đạo, nhưng giai đoạn ở núi Tà Lơn thì ngài hoàn toàn thoát tục tu tiên, nên ngài dạy đệ tử cả về hai phương diện – đạo và võ thuật.  Vì thế mà có tên gọi là Thiếu Lâm Thất Sơn Võ Đạo Cỗ Truyền.

2)      Ý NGHĨA THIẾU LÂM THẤT SƠN VỎ ĐẠO CỖ TRUYỀN – Sở dĩ môn võ có tên là Thiếu Lâm Thất Sơn Võ Đạo Cỗ Truyền là vì Thất Sơn Đạo Nhân là một phật tử từ thuở nhỏ ngài đã được học võ từ một vị cao tăng Thiếu Lâm và ảnh hưởng nền giáo lý nhà phật.

A)     VÕ THIẾU LÂM – Môn võ Thiếu Lâm được sáng lập bởi đức tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, ngài là người Ấn Độ vị tổ thứ 28 của Thiền Tông Phật Giáo.  Khi ngài đem đạo phật truyền đến Trung Hoa thì ngài là vị sơ tổ thiền tông phật giáo ở Trung Hoa, trong những năm tháng truyền bá đạo pháp và ngài đã đến chùa Thiếu Lâm trên dãy núi Tung Sơn khoảng năm 427.  Tại đây, ngài đã dạy đạo và võ học.  Từ đó đã có môn võ Thiếu Lâm để truyền cho hậu thế.

B)      THẤT SƠN – Tức là vùng 7 núi thuộc tĩnh châu đốc, tại nơi đây Thất Sơn Đạo Nhân đã đem võ học phật môn và những kinh nghiệm võ học của ngài huấn dạy cho môn nhân đệ tử.  Cái hùng vĩ của vùng Thất Sơn linh địa, đã là nơi chất chứa biết bao nhiêu huyền bí, người tu hành thì cho rằng đây là danh lam có thể dựa vào đây tu hành sẽ mau thành chánh quả.  Người chĩ huy quân sự thì coi như là vùng hoa địa nhờ vào sự hiễm trỡ của nó.  Chung quanh dãy Thất Sơn hùng vĩ là đồng bằng đất đai màu mỡ phì nhiêu, chính nơi vùng đất hiền lành linh thiêng này đã trãi tràng ra vùng miền tây nước Việt, nơi đã dung nạp ung đúc sãn sinh ra biết bao nhiêu anh hùng dân tộc.  Đã tưới tẫm bao nhiêu xương máu mồ hôi khai hoang khẫn đất trong công cuộc mỡ mang bờ cõi, và những chiến công hiễn hách đánh trã ngoại bang xâm lược trãi dài theo dòng lịch sử dân tộc, người dân nơi đây cùng tính tình rất mộc mạc phóng khoáng, nhưng rất khí tiết và bất khuất.

C)      VÕ– Võ định nghĩa khái quát là những phương thức đòn thế, kỷ thuật để ứng phó khi bị đối phương áp đảo.  Võ có thể áp dụng bằng nội lực hay ngoại lực tùy theo công phu tập luyện của mỗi cá nhân, có thể ứng phó với thú dữ, với kẻ sai quấy muốn tấn công mình, v.v…  Người tập võ với mục đích chính là rèn luyện thân thể, huấn tập ý trí, tự tin, bản lĩnh, hoặc hành hiệp hành thiện, cứu người, cứu đời, cứu nước.

D)     ĐẠO– Là con đường… con đường chân chánh, cũng có nghĩa là nơi khởi đầu của vạn loài trong vũ trụ, nơi đó không có tranh chấp hơn thua mà chỉ có bình đẵng và dung hòa.  Môn võ đạo đã được Đức Tổ Sư Bô Đề Đạt Ma (Bodhi-dharma) truyền bá vào Trung Quốc và tỏa đi rộng rải khắp vùng đông nam á.  Chũ yếu là lấy tĩnh chế động, lấy đức chế bạo.

E)      CỖ TRUYỀN– Thiếu Lâm Thất Sơn Võ Đạo Cỗ Truyền được truyền thừa từ Đức Tổ Sư Bô Đề Đạt Ma đến nay, những giá trị võ học cũng như những triết lý đạo đức đã được các thế hệ tiếp nối đón nhận càng ngày phát triển rực rỡ.  Một cơ duyên quý báo mà 1870 Thất Sơn Đạo Nhân đã phát triễn môn võ cỗ truyền từ ngàn xưa pha lẫn với kinh nghiệm võ học của Thất Sơn Đạo Nhân đến với tầng lớp nghĩa quân chống Pháp thời bấy giờ, ngài đã uyễn chuyễn áp dụng những phương thức tập luyện cho môn sinh nhằm phù hợp với thễ trạng, phù hợp với tính chất của địa phương vì thế đã có môn phái võ Thiếu Lâm Thất Sơn Võ Đạo Cỗ Truyền ra đời.

Các thế hệ võ sư được truyền thừa:

Cố Võ Sư PHAN VĂN LANG
là đệ tử chân truyền của Tổ Sư Thất Sơn Đạo Nhân, là một nghĩa quân chống Pháp.

Cố Võ Sư PHAN VĂN TRỌN

Cố Võ Sư PHAN THANH NHẢN

Võ Sư PHAN THANH HẢI

Read ENGLISH Version